Quy cách đóng gói
QUY CÁCH ĐÓNG GÓI SẢN PHẨM
I. QUY ĐỊNH ĐÓNG GÓI HÀNG HÓA CHUNG
• Khi đóng gói cần sử dụng vật nhồi chèn như giấy báo vò nhàu, hạt xốp hoặc giấy bọt khí để chèn kín các khoảng trống, tránh sự chuyển động của hàng hóa bên trong hộp khi vận chuyển.
• Gói kín bằng băng keo, đảm bảo không rơi sản phẩm ra khỏi bao bì trong quá trình vận chuyển. Không dùng dây thừng, dây vải để đóng gói.
• Với các mặt hàng dễ bị bẩn, ướt, cần đặt vào túi nilon dán kín bằng băng dính trước khi đóng gói.
• Hóa đơn hay tài liệu hướng dẫn sử dụng cần để trong thùng hàng trước khi đóng gói, không dán bên ngoài thùng.
• Gom các bộ phận nhỏ hoặc các sản phẩm dạng hạt có thể bị đổ ra vào túi vải hoặc túi dệt plastic, rồi cho gói hàng vào trong thùng/ hộp cứng niêm phong chắc chắn.
• Đối với các hàng hóa có hình dạng đặc biệt hoặc khác thường, tối thiểu phải bao gói chống sốc và dán băng keo cho tất cả các cạnh sắc nhọn hoặc lồi ra, đảm bảo không gãy khi chịu tác động.
• Các hàng hóa đặc biệt như chất lỏng, hàng dễ vỡ, hàng dễ móp méo, dễ nóng chảy… phải được đóng gói để đáp ứng được với điều kiện vận chuyển. Những loại hàng hóa này phải được dán cảnh báo đặc biệt ở ngoài thùng hàng.
• Trên bao bì tất cả các bưu kiện cần có Mã vận đơn của đơn hàng, khuyến khích điền thêm: Thông tin Người nhận, bao gồm: Tên người nhận, số điện thoại và địa chỉ người nhận, Ghi chú hàng dễ vỡ hoặc không vận chuyển được bằng đường hàng không (nếu có ít nhất 01 sản phẩm trong bưu kiện thuộc sản phẩm không thể vận chuyển bằng đường hàng không)
• Đơn vị vận chuyển có quyền bóc mở bưu kiện để kiểm tra nội dung hàng hóa trong trường hợp nghi ngờ Người bán gửi hàng cấm, sản phẩm không hỗ trợ vận chuyển hoặc có hành vi gửi hộp rỗng không chứa hàng.
II. QUY ĐỊNH ĐÓNG GÓI CHI TIẾT
1. Hàng dễ vỡ
• Các sản phẩm bằng chất liệu: nhựa mỏng, thủy tinh, pha lê, sành, sứ, gốm, đất nung, thạch cao, sản phẩm chứa chất lỏng bên trong, v.v… khi vận chuyển sẽ có rủi ro rất lớn nếu không có chế độ cảnh báo và vận chuyển riêng. Do vậy, Đơn vị vận chuyển có quyền từ chối hỗ trợ vận chuyển nếu đánh giá đơn hàng có rủi ro lớn khi vận chuyển hoặc do đối tác vận chuyển không đáp ứng được điều kiện để vận chuyển bưu kiện dễ vỡ.
• Nếu Người bán vẫn mong muốn bán các sản phẩm này và yêu cầu hỗ trợ vận chuyển, thì trách nhiệm gói bọc đảm bảo an toàn, cảnh báo bên ngoài gói bọc và chịu rủi ro vận chuyển nếu xảy ra bể vỡ, hỏng hóc hoàn toàn thuộc về Người bán.
• Sử dụng giấy bọt khí bọc kín mọi góc cạnh của sản phẩm từ 3 - 4 lớp.
• Đóng gói bằng hộp gỗ, phải chèn các vật liệu (như xốp hoặc mút, hạt xốp, tấm bọt khí, xốp mềm) kín 6 mặt để đảm bảo hàng hóa không xê dịch và chịu được áp lực khi vận chuyển. Ở ngoài phải dán cảnh báo “hàng dễ vỡ”.
• Hàng hóa dễ vỡ dùng 02 lần hộp phải có lớp xốp bọc quanh bên ngoài hộp nhỏ.
2. Chất lỏng (nước giặt/xả, dầu gội…)
• Mỗi sản phẩm cần được bịt kín miệng chai với băng dính/nilon/màng bọc thực phẩm, sau đó quấn bubble chống sốc 02 lớp xung quanh sản phẩm. Khi nhận sản phẩm KH có thấy dán băng dinh tại nắp sản phẩm mục đích để chống cho sản phẩm trong quá trình vận chuyển bị bật nắp và bị đổ ảnh hưởng đến gói hàng nên khi nhận hàng một số các sản phẩm có sử dụng băng dinh và băng keo dán kín, kính mong quý khách hàng hoan hỉ cho quá trình vận chuyển xa nên cần đảm bảo hàng hóa được vận chuyển ko bị đổ và an toàn đến tay khách hàng.
• Đựng sản phẩm trong hộp carton, chèn mút/xốp đủ 06 mặt xung quanh giữa hộp bìa carton và sản phẩm.
• Nếu có từ 02 sản phẩm trở lên, giữa các sản phẩm cần có xốp chèn ở giữa.
3. Xếp nhiều hàng hóa nhỏ trong cùng gói hàng
• Cần tách riêng và bọc từng mặt hàng riêng sau đó mới xếp vào thùng carton. Cuối cùng dán băng dính kín miệng hộp carton. Các sản phẩm tách riêng cũng cần đóng gói theo đúng quy định đối với loại sản phẩm đó.
• Không để sát nhau, khoảng không giữa 2 vật cần được lấp đầy bởi các vật liệu chống va đập.
Ecofami trân trọng cảm ơn!